Đức Giáo Hoàng và Rượu Vang: Biểu Tượng Văn Hóa của Giáo Hội Công Giáo.
Đức Giáo Hoàng và các Đức Cha đứng đầu các giáo xứ trong lịch sử – đặc biệt là trước khi nhánh Tin Lành tách ra khỏi Công Giáo La Mã vào đầu thế kỷ 16 – chính là những bậc thầy về trồng nho và làm Rượu Vang. Bởi Rượu Vang là “Rượu Thánh” (Holy Wine, Sacramental Wine), các Ngài đã dành nhiều công sức to lớn trong việc truyền dạy kỹ thuật làm Rượu Vang ngon cho giáo dân và người dân địa phương.

Vatican – Nơi Có Mức Tiêu Thụ Rượu Vang Trên Đầu Người Cao Nhất Thế Giới
Tính đến ngày nay, Tòa Thánh Vatican vẫn giữ kỷ lục là nơi có mức tiêu thụ Rượu Vang trên đầu người cao nhất thế giới, trung bình khoảng 100 chai (0.75L)/người/năm. Con số này không chỉ phản ánh mức sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo, mà còn từ lượng khách hành hương, tham quan đến đây mỗi năm.
Rượu Vang Chuẩn – Không Phải “Rượu Công Nghiệp”
Rượu Vang chuẩn, theo cách hiểu nôm na, là Rượu Vang ngon được làm theo phương pháp ngâm ủ công phu, khác hẳn với dòng Rượu Vang “công nghiệp” sản xuất đại trà. Đây là một loại đồ uống cao quý, được xem như món quà của Thượng Đế ban tặng cho loài người.
Vì thế, ở những vùng có truyền thống uống Rượu Vang, người dân không hề gọi nó là “rượu”, bởi bản chất của Rượu Vang và các loại rượu chưng cất khác là hoàn toàn khác biệt.
“Rượu” là sản phẩm có cồn từ quá trình lên men rồi chưng cất ngũ cốc, trái cây… với nồng độ cồn cao.
Trong khi đó, Rượu Vang nguyên thủy được tạo ra tự nhiên từ quả nho chín, tự lên men, được xem là thức uống thiêng liêng trong các nghi lễ Kitô giáo.
Vì Sao Người Việt Gọi Là “Rượu Vang”?
Người Việt không có từ riêng cho “Vang”, nên khi loại đồ uống này du nhập vào, đã được gọi là “Rượu Vang” để dễ hình dung. Tuy nhiên, việc thêm từ “rượu” vào trước từ “Vang” vô tình tạo ra hiểu nhầm kéo dài đến tận ngày nay trong cách cảm nhận và thưởng thức Rượu Vang của người Việt.
Việc hiểu sai này ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa tiêu dùng Rượu Vang tại Việt Nam, khi nhiều người vẫn gộp chung Rượu Vang với các loại “rượu mạnh”.
Công Giáo La Mã và Vai Trò Trung Tâm Trong Văn Hóa Rượu Vang
Những người thờ Chúa Giê-su Christ (tại Việt Nam gọi là Thiên Chúa giáo, Công giáo, hoặc Kitô giáo) được chia thành các nhánh:
-
Công giáo La Mã (Roman Catholic) – đứng đầu bởi Đức Giáo Hoàng
-
Chính Thống giáo (Orthodox Christianity)
-
Tin Lành (Protestantism) – hình thành từ cuộc cải cách của Martin Luther
-
Anh giáo (Anglican) – tách từ đạo Tin Lành, gồm nhánh Thanh Giáo (Puritans) có ảnh hưởng đến việc hình thành nước Mỹ
Trong các nhánh, Công giáo La Mã là nhánh lớn mạnh nhất, với trung tâm là Vatican – Rome, Ý.
Tách Nhánh Lịch Sử:
-
Năm 1054: Công Giáo và Chính Thống Giáo chính thức chia tách (Đại Ly Giáo Đông–Tây)
-
Thế kỷ 16: Martin Luther cải cách và hình thành đạo Tin Lành
Avignon – Nơi Giáo Hoàng Clement V Đặt “Ngôi Nhà Mới” Cho Rượu Vang
Đầu thế kỷ 14, khi Giáo Hoàng Clement V chuyển đô từ Rome về Avignon (Pháp), ông và các Đức Cha mang theo kiến thức làm Rượu Vang để chỉ dạy cho dân vùng này.
Và tại thung lũng Rhône (Rhone Valley), xuất hiện Châteauneuf-du-Pape – tức “Ngôi nhà mới của Giáo Hoàng”, một tiểu vùng làm Rượu Vang nổi tiếng đến tận ngày nay.
Rượu Vang nơi đây được các Đức Cha yêu thích đến mức ban cho đặc quyền danh xưng chính thức, góp phần đưa Rượu Vang vùng này thành biểu tượng của sự thánh thiện và cao quý.
Vatican – Đế Đô Của Rượu Vang Ý
Hiện nay, hơn 90% lượng Rượu Vang tiêu thụ tại Vatican là của Ý, gồm cả:
-
Rượu Vang nổ Prosecco
-
Rượu Vang đỏ Barolo
-
Rượu Vang trắng từ Áo
-
Một số ít từ Rioja – Tây Ban Nha
-
Champagne – Pháp (rất hiếm)
Lý do là Tòa Thánh nằm trong lòng thành Rome, thuận lợi vận chuyển và Rượu Vang Ý xuất sang Vatican không bị đánh thuế.

Cuộc Sống Của Giáo Hoàng Và Các Đức Cha
Các Đức Giáo Hoàng và Hồng Y tại Vatican sống trong sự trang trọng, đầy đủ – từ Vương Cung Thánh Đường nguy nga, xe sang, trang phục cao cấp cho đến những chai Rượu Vang hảo hạng.
Tuy nhiên, điều đáng kính ở đây là:
Dù sống giữa vật chất “nhung lụa”, các Ngài không màng đến sự xa hoa, vẫn giữ sự thánh thiện, đức độ và lòng yêu thương nhân loại.
Chúc anh chị em một tuần mới thật may mắn, và những ngày nghỉ lễ sắp tới thật như ý!
✍️ Gianni Giang Hoang – Juanito GGH