🍷 Rượu Vang Và Món Ăn Việt ♨️- Hướng đến đỉnh cao của Ẩm Thực Thế Giới, hay sự Kết Hợp “Dở Hơi” ❓
Trước khi mạn đàm về việc kết hợp #rượu_vang & #món_ăn_Việt, có thể hay không thể – một đề tài có lẽ đã và đang có nhiều ý kiến trái chiều trên các diễn đàn ẩm thực, tôi muốn chia sẻ đôi điều về sự hình thành theo dòng thời gian những món Việt của chúng ta như ngày nay. Vì #câu_trả_lời_có_lẽ_chỉ_hé_lộ khi chúng ta hiểu sâu sắc về lịch sử, nguồn gốc, sự hội nhập và phát triển của cả rượu vang, cũng như #ẩm_thực_Việt & #ẩm_thực_Thế_Giới.
Chắc ace cũng đã nhiều người biết và nếu ai đó biết hơn thì vui lòng xin chỉ giáo thêm!
👉 Đò ăn Việt ngày nay rất nhiều món #Fusion (#Pha_trộn)
Do yếu tố địa lý và lịch sử, thuở ban đầu món Việt ít nhiều ảnh hưởng của món #Trung_Hoa với những thứ như #đậu_phụ, một số đồ chiên xào, một số món kho, chè, cháo từ hàng ngàn năm trước. Cùng với công cuộc mở mang đất nước, các triều đại phong kiến Việt Nam liên tục mở rộng bờ cõi về phía nam. Đăc biệt, đến thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, các chúa Nguyễn ở Đàng Trong (phía Nam Đèo Hải Vân) đã hoàn thành việc thôn tính Chiêm Thành (là vương quốc #Chăm_Pa cổ kéo dài từ đoạn nam Hà Tĩnh – #Quảng_Bình đến đất #Phan_Thiết ngày nay). Vương quốc này qua nhiều triều đại các đời vua VN mà công lớn là của các chúa Nguyễn – vua Nguyễn đã sáp nhập vào VN thống nhất ngày nay. Sau khi chiếm #Champa(Chiêm_Thành) thì ngoài việc mở mang lãnh thổ/lãnh hải cho Đại Việt chúng ta còn du nhập rất nhiều thứ từ văn minh Champa như ca nhạc, trang phục và ẩm thực của vương quốc Chăm Pa rực rỡ một thời. Món ăn Việt cũng ảnh hưởng nhiều từ Champa rồi cải tiến theo kiểu Việt nên có nhiều các món bánh hoặc các món làm từ bột cuốn lại, hấp hoặc chiên lên. Ta thấy điều này phổ biến trong #các_món_kiểu_Huế, các loại #bánh_ở_miền_trung Trung bộ và đó chắc hẳn là ảnh hưởng của ẩm thực Chăm Pa. Nhiều món canh cá nấu chua ăn với rất nhiêu loại rau rừng của người Nam Bộ cũng là ảnh hưởng của ẩm thực Chăm do sự di cư của người Chăm đến đó.
Cũng thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, nghĩa là khoảng thế kỷ 17 – 18, các chúa Nguyễn ở Đàng Trong – có giao lưu/giao thương mạnh mẽ của người #Bồ_Đào_Nha, Nhật Bản,Trung Hoa… Người Bồ đã sang giao lưu, sinh sống ở xứ Đàng Trong của Đại Việt qua cửa ngõ các nhà truyền giáo, các thương gia, các nhà hàng hải, kỹ nghệ. Việc giao lưu với người Bồ giúp sức cho các chúa Nguyễn ở Đàng Trong không chỉ phát triển kỹ nghệ hàng hải, đúc pháo, tôn giáo, chữ viết quốc ngữ ngày nay… mà còn #ảnh_hưởng_nhiều_đến_ẩm_thực_của_người_Việt. Các nhà truyền giáo/thương gia Bồ Đào Nha/Tây ban Nha, Ý Đại Lợi (Italia) ở phía nam (Đàng Trong) đã khá được chào đón vì họ không có ý định xâm chiếm Đại Việt mà chỉ đến truyền giáo/giao thương và chia sẻ các kỹ thuật hiện đại hơn cho người Việt Đàng trong. Thời điểm đó Bồ Đào Nha là đế quốc lớn mạnh đã xâm chiếm nhều thuộc địa mênh mông rộng lớn trên thế giới như Brasil/Brazil, Angola, Mozambique, Papua New Guinea, kể cả Macao của Trung Hoa… nhưng lại giao hảo với các chúa Nguyễn Đàng Trong của Đại Việt.
Người Việt có lẽ ít nhiều ảnh hưởng một số món ăn từ Bồ Đào Nha mà tôi tuy ko chắc chắn nhưng thấy rất giống, rất gần với một số món VN hiện giờ, chẳng hạn: Bồ Đào Nha có các món #cơm_trộn_với_hải_sản tựa #cơm_chiên_hải_sản của người Việt, món #cá_biển_chiên_chấm_muối_chanh_hoặc_sốt_cay (một loài cá ko lớn lắm cỡ vài ba ngón tay và dài khoảng gang tay gọi là cá mòi? Cá chích? – tôi ko biết dịch là gì !?), mà theo tiếng Bồ Đào Nha gọi là “Sardinhas assadas“ – Món ngao trong ẩm thực của người Bồ giống món ngao hấp Việt, có khác chăng là người Bồ cho thêm dầu oliu vào khi hấp Cách chế biến các loại hải sản tươi khá đơn giản của người Bồ như nướng/chiên đi kèm nhiều gia vị tỏi, hành tây cắt nhỏ cùng nước chấm/nước sốt chua cay rất gần gũi với cách chế biến hải sản của nhiều vùng ở VN. Cách nấu khá đơn giản, ko cầu kỳ như các món của Pháp nhưng do hải sản tươi ngon và gia vị hành, tỏi, tiêu …nên món ăn rất thú vị, rất ngon và #rất_gần_với_món_Việt. Rồi thì món húng bạc hà ăn kèm theo thịt heo theo cách chế biến của Bồ sao cũng thấy giống kiểu VN nữa?
Nửa sau thế kỷ 19 người Pháp đến, bên cạnh việc xâm chiếm thuộc địa thì họ đưa sang VN những thứ mà trước đây chúng ta ko có: #khoai_tây, #hành_tây, #cà_chua, #salat (xà lách), #su_hào, #cần_tây, #tỏi tây, mùi tây …. (dĩ nhiên nhiều thứ trong số này như khoai tây, cà chua… thì người Pháp cũng được hưởng lợi bởi người Tây Ban Nha đã mang từ Nam Mỹ về Âu). Những thứ thực phẩm, rau củ quả mới này kèm theo việc ảnh hưởng của ẩm thực/cách nấu cầu kỳ của Pháp lại càng làm món Việt chịu tác động nhiều từ món Pháp và trở nên phong phú hơn rất nhiều. Những món mới trong ẩm thực Việt ra đời : các món hầm, sốt vang (một thời VN ko có vang nên thay = sốt bia), các món sa lát trộn, nước sốt từ cà chua, pate gan, món thịt bò bit tết (beefsteak) kèm khoai tây/ cà chua/dưa chuột được thay đổi kiểu Việt Nam…. Kể cả món #Phở_Việt ra đời đầu thế kỷ 20 (từ khoảng những năm 1930 gì đó?) cũng là nhờ sự kết hợp giữa món soup của Pháp với món mỳ thịt của ngườu Tàu và cách chế biến với “mỳ làm từ bột gạo – bún, bánh phở” kiểu Việt. Nhiều món hải sản VN bây giờ hấp bia cũng do ảnh hưởng các món hải sản hấp vang trắng của Pháp (cả bia cũng như rượu vang đều do người Pháp mang đến VN mà!). Các món hải sản, gà vịt… chiên bơ tỏi cũng thế. Còn nhiều món Viêt ngày nay ta thấy mang hơi hướng Fusion (Pha trộn) của cả Pháp- Trung Hoa và Việt hoặc pha trộn với nhiều nơi khác như đã chia sẻ trên đây.
👉 Các món thuần Việt, đặc thù thì sao❓
Ngoài ra cũng có những #món_thuần_Việt hoặc rất ít ảnh hưởng của sự fusion mà ngày xưa thường chỉ giành cho tầng lớp vua chúa, quan lại hoặc giàu có nhưng ngày nay đã thành những món phổ thông mà chúng ta ai cũng có thể ăn được như nem rán (chả giò) các loại giò chả, bún chả, gà vịt nướng kiểu ủ kín trong đất sét với gia vị…. mà rất nhiều phương Tây thích thú vô cùng.
Cũng có những món cũng xuất thân bình dân, thuần Việt nhưng cao cấp hơn và thời trước chỉ hiếm hoi tầng lớp bình dân mới được ăn như lòng lợn (lòng heo) luộc cùng các loại nội tạng, giả cày ….
Lại có những thuần Việt truyền thống dân dã kiểu cơm canh rau dưa, một số món mắm hoặc một số món thịt, cá đồng – cá biển kho mặn, cà muối, một số món canh…Dĩ nhiên văn hóa và cả ẩm thực trên thế giới được hình thành bởi sự giao lưu và chọn lọc. Khoai tây, cà chua… là những thứ lương thực/thực phẩm chủ đạo trong đại đa số các món ăn của cả châu Âu; Tuy nhiên thì chúng được người Tây Ban Nha mang đến và trở nên ko thể thiếu trong ẩm thực Âu cũng mới chỉ trong vài ba trăm năm trở lại đây thôi. Vậy thử hình dung trước khi tìm ra châu Mỹ để có khoai tây,cà chua… thì ẩm thực Âu đã từng “nghèo nàn” cỡ nào? Thử hình dung các món ăn Ý, các món pizza mà thiếu cà chua? Các món Pháp/Tây Ban Nha/Bồ Đào Nha… thiếu khoai tây sẽ thế nào?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ rằng rượu vang đã thay mùi đổi vị rất nhiều từ khi xuất hiên khoai tây/cà chua trong thực đơn Âu.Nếu ko có cà phê, trà du nhâp từ tiểu Á, châu Á nói chung liệu có còn là những đồ uống ko cồn ko thể thiếu của món Âu?Vậy nên văn hóa và ẩm thực luôn là sự giao lưu hội nhập : VN du nhập ẩm thực từ các nước thì họ cũng thế. Cái đó gọi là fusion – sự pha trộn về ẩm thực.Ta ăn món cơm Ý, cơm Bồ vẫn thấy có vị của Việt và họ ăn món thịt bò khoai tây kiểu VN vẫn có vị của món steak Âu, chẳng hạn thế!
Đến bây giờ người Ý vẫn cho là do Marco Polo mang món mỳ đến Trung Hoa cuối đời Tống nên người Tàu mới biết ăn mỳ, còn người Tàu lại khăng khăng món mỳ Ý có được là do Marco Polo học được từ Trung Hoa mang về dạy cho người Ý? Món thịt bò sống Tartare thì cũng được giả thiết là Marco Polo nhờ gặp được Hốt Tất Liệt nên đã mang món ăn lừng danh Mông Cổ này về dạy cho người Ý, người Âu.Món ăn của Bồ Đào Nha/Tây Ban Nha lại chịu ảnh hưởng khá nhiều từ cách chế biến của người #Ả_rập (Arab) do người Hồi giáo xâm chiếm bán đảo Iberia của Tây Ban Nha/Bồ Đào Nha trong mấy trăm năm nên nhiều đồ ăn của hai nước này khá pha trộn/#fusion phương Đông – tiểu Á và phương Tây (Âu châu).
Tản mạn theo dòng lịch sử như thế để thấy rằng nhiều món Việt có được như hiện nay là do đã pha trộn với rất nhiều nền ẩm thực trên thế giới, trong đó có những quốc gia là cái nôi về rượu vang. Bản thân VN lại rất sẵn về các nguyên liệu từ hải sản phong phú đến đủ các món gia cầm, chim chóc, gà/vịt/ngan/ngỗng; các món gia súc, thịt thú : heo, bò, bê,dê, nai … (người Việt không bị hạn chế thực phẩm kiêng kỵ vì lý do tôn giáo như nhiều dân tộc khác) nên ẩm thực Việt sau khi pha trộn và giao lưu với nhiều nơi thì trở nên cực kỳ đa dạng và phong phú.❓
Vậy thì kết hợp món Việt với rượu vang có là hợp lý hay là điều kỳ dị? Nếu được thì kết hợp ntn? Nguyên tắc nào để kết hợp? Nếu ko được thì tại sao?Do bài viết dài nên tôi xin chia làm nhiều phần và xin tạm dừng ở đây và nếu có thể thì sẽ đăng tiếp.Mong anh chị em cùng tham gia hoặc chỉ giáo.
Regards,Hoang Giang