Tại sao Nút Bấc rất nhiều nhược điểm vẫn được dùng nhiều trong rượu vang?
#Nút_bấc (nút bần) đã găn liền quá lâu vào lích sử rượu vang châu Âu với nhiều giai thoại: Khoảng 300 năm trước khi công nghệ đóng nút chai rượu vang làm bằng nút bấc từ #vỏ_gỗ_sồi ra đời để thay thế các kiểu đóng chai trước đó như vỏ phôi bào hay vải mềm gắn xi thì việc mở chai hồi đó còn khó khăn vì họ #chưa_có_làm_ra_được_những_khui_mở_chai như ngày nay.
Những #quý_tộc (hầu tước, bá tước, nam tước….) những #hiệp_sỹ, #huân_tước… châu Âu thời đó trong những lần gặp mặt hoặc trong những buổi dạ tiệc mời rượu bạn bè hoặc chiêu đãi các người đẹp thì từ khi có công nghệ nút bấc ra đời, thay vì để cho người hầu rót rượu từ các thùng gỗ để trong hầm mang lên như trước đây, họ yêu cầu các gia nhân tùy tùng mang chai rượu bày trước bàn tiệc rồi họ vung gươm chém phăng cổ chai có gắn nút bấc vỏ sồi. Việc chèm phải thật là sành điệu sao cho vung kiếm lên là cổ chai gắn nút bấc “đầu lìa khỏi cố” một cách thật là dứt khoát gọn gàng mà chai rượu vẫn đứng yên.
Hành đông mở chai như thế vừa dũng mãnh vừa hiệp sỹ mà rất lãng mạn, thể hiện chất nam tính với bạn bè và nhất là để có được những ánh nhìn lấp lánh ngưỡng mộ trong mắt các người đẹp, những quyền quý giai nhân! Chính thế nên rượu vang với nút bấc là một giai thoai của lich sử!
Khi người ta #phát_minh_ra_những_cái_khui_mở thì việc mở vang cũng lại thể hiện “đẳng cấp” của người sành là cần mở sao cho #thật_điệu_nghệ: nhấc chai rượu lên khỏi bàn tiệc, tay cầm chai vang hướng tem nhãn về mọi người, tay kia xoáy khui nhẹ nhàng và lúc mở ra phải thật êm dịu #ko_nghe_tiếng_bật_nút_chai. Người mở vừa xoay nút vừa giới thiệu chai rượu với những bạn bè, thực khách… , một hành động thể hiện sự ân cần mà lịch lãm của mình.
Đã mấy trăm năm nay thế rồi, giờ nếu thay vì mở chai vang nút bấc để thể hiện sự điệu đà sành sỏi của người uống bằng những cái nút vặn #screwcaps hoạc nút #Zork xoáy cái ra luôn thì đâu còn thể hiện được đằng cấp am tường nữa?
Và, người Pháp khá bảo thủ trong một số lãnh vực. Trong ẩm thực càng bảo thủ nên trong các tiệm ăn, nhà hàng của Pháp thì phần lớn vẫn là rượu Pháp, rồi đâu đó mới đến rượu Âu khac như Ý, Tây Ban Nha…
Rượu tân lục địa cũng có nhưng ko nhiều – có thể nói là rất ít vì người Pháp có lẽ vẫn còn tổn thương, còn tự ái về những lần thua cuộc khi đấu với #rượu_Mỹ, #rượu_Úc; hơn nữa họ luôn cho rằng vang Pháp ngon nhất đặc biệt với đồ ăn Pháp, mà đồ ăn Pháp thì quả thật là quá ngon đi!
Và chúng ta biết là dù muốn dù ko thì đô ăn Pháp slow food vẫn được ngưỡng mộ vào bậc nhất thế giới. Khi đi ăn tiệm sang của Pháp là cần gọi vang Pháp – một menu vang từ quyển wine-list dày như quyển số bách khoa toàn thư đủ các dòng vang từ các vùng miền nước Pháp (nên gọi là Wine Book có lẽ chính xác hơn 😀) mà vang Pháp thì luôn là nút bần, nút bấc – thế nên rượu nút bấc vẫn được đa số hiểu là rượu ngon, rượu xịn. (?!)
Bất chấp những hãng rượu danh tiếng của tân lục địa (Mỹ, Úc..) làm ra #những_chai_vang_cực_ngon và bán giá cũng rất đắt bởi họ đã chiến thắng rượu hảo hàng của Pháp trong những cuộc thi thử nếm rượu vang trên thế giói – chăng hạn như hãng Taylors Wines của Úc hay Plumpjack của Mỹ đều làm chai vang nút vặn #Screwcaps với nhiều chai đắt #giá_bán_khét_mù thì rươu cựu lục địa (chủ yếu là những quốc gia như Pháp, Ý, Tân Ban Nha, Bồ Đào Nha) vẫn theo truyền thống làm nút bấc. (Riêng nước Đức và phần nào là Áo, Thụy Sỹ làm nhiều vang bằng nút vặn, có lẽ do tính cách của họ cũng khoa học trong cách làm vang như trong sản xuất máy móc thiết bị)
Việc gần đây một số dòng vang rẻ của miền nam Pháp và một số vùng của Ý, Tây Ban Nha cũng được đóng chai bằng nút vặn lại càng gây ấn tượng cho môt số người là vang nút văn là vang rẻ! Một sự hiểu nhầm đáng tiếc!
Hơn nữa ko thể phủ nhận bao nhiêu thế kỷ qua thì rượu vang Pháp đã là cái gì đó như chuẩn mực chung của thế giới, cho nên dù vài chục năm trở lại đây rượu Pháp mất vị thế độc tôn do rất nhiều nơi khác cũng làm đươc rượu quá ngon ; nhưng nhờ bề dày của lịch sử mà rượu Pháp vẫn được nhiều fan hâm mộ bởi vì bản tính chung của chung ta là thích những thứ thuộc về truyền thống lâu đời và ngại đổi mới.
Những nhược điểm hay gặp ở chai vang làm bằng nút bấc gỗ sồi tự nhiên mà chúng ta hay găp là (tôi nhắc lại vì đã đăng ở một số bài trước đây):
– Giá thành đắt nên thường chỉ phù hợp cho những chai rượu tốt giá cao. (những chai rẻ ko được đóng nắp gỗ sồi tự nhiên mà là các loại nút plastics hoạc nút dang ván ép tổng hợp….)
– Do nút làm từ vỏ cây tự nhiên nên cũng giống như vang, #chất_lượng_ko_đồng_đều ở tất cả các nút như khi làm công nghiệp. Độ xốp của các vỏ cây là khác nhau nên độ xốp của nút chai cũng khác nhau, ảnh hưởng ko đều lên rượu bên trong các chai.
– Do làm từ gỗ tự nhiên nên nút dễ khô cong, dễ gãy vỡ làm hỏng rượu trong chai trong quá trình tàng trữ, việc tàng trữ mất nhiều công sức bảo quản.
– Trong quá trình sản xuất nút vỏ gỗ sồi người ta cần cho một số chất hoát học để sát trùng vỏ gỗ sồi, chất chống mốc (dù là trong ngưỡng cho phép an toàn với sức khỏe) trước khi cắt nhỏ ra để làm nút – gọi tắt là TCA (Tri- Chloro-Anisole). Tuy nhiên khi đóng nút chai nhiều khi chất hóa học tan vào trong rượu gây ra ô nhiễm và làm hỏng khá nhiều rượu (khi uống ta ngửi thấy mùi hóa chất như mùi ẩm mốc của căn phòng tối tăm lâu ngày ko có ai ở hoặc mùi bìa carton ngấm nước …). Việc rượu bị hỏng khá nhiều trong việc bảo quản khi làm bằng nút bấc vỏ gỗ sồi tự nhiên khiến nhiều nhà hãng rượu và giới tiêu thu rất ko hải lòng, đặc biệt người mua nếu đem về nhà uống hoặc đem đi xa mà bị chai rượu nút hỏng hóa chất này thì ko thể đổi được ở nơi đã mua. Theo các số liệu # nhau thì lượng rượu bị ảnh hưởng do nút chai này xê dịch từ khoảng 3% đến khoảng 7%, thậm chí là 10%, tùy nơi và tùy nhà sản xuất.
– Nút bấc vì là chất thảo mộc nên chỉ có thể lưu trữ được khoảng vài ba chục năm dù điều kiện bảo quản rất tốt, sau đó nút bị mủn nát ra. Vì thế nên những chai rươu lâu năm thì hoặc nhà sản xuất phải có công nghệ thay đổi nút cũ bằng nút mới cho khéo để ko bị rươu oxy hóa khi thay nút, hoặc những người mua về và tàng trữ buộc phải chấp nhận lúc mở rượu ra thì nút vỡ vụn và các mảnh vỡ của nút hòa lần luôn vào chai rượu quý. (những ai đã thử uống những chai rượu quý để lâu mấy chục năm sẽ hiểu cái cảm giác lo lắng khi mở nút chai vì khả năng rất lớn là nút sẽ bị vỡ nát luôn trong quá trình khui chai rượu – Một cảm giác thoáng hồi hộp ko mấy dễ chịu!)
Vậy nên nút bấc từ vỏ gỗ sồi tự nhiên là nắp của chai vang ngon chỉ đúng với những chai rươu làm ở Cựu lục địa mà chủ yếu là Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Cựu luc địa như vang Đức, Thụy Sỹ cũng rất nhiều hãng làm vang ngon nút vặn
Tân lục đia thì Úc – New Zealand gần như 100% nút vặn #Screwcaps. Mỹ, Chile, Argentina, Nam Phi cũng rất nhiều hãng làm vang ngon/đắt nhưng là nút vặn.(Ở những nước này thì tùy hãng có hãng nút bấc, có hãng nút vặn)
Trân trọng.
Gianni Giang Hoàng.