RƯỢU VANG Ở VIỆT NAM PHONG PHÚ ĐA DẠNG HAY LỘN XỘN MẬP MỜ?
CÓ CÁCH NÀO TƯƠNG ĐỐI ĐỂ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ MỘT CHAI VANG?
#Phần_2 – Tiếp theo phần đã đăng ngày 19/07.
(Bài viết rất dài, #những_người_ngai_đọc_vui_lòng_bỏ_qua)
Trước khi bàn luận về việc #Có_cách_nào_xác_đinh_tương_đôi_giá_trị_của_một_chai_vang, chúng ta có lẽ cùng thống nhát với nhau ràng – từ góc đô kinh tế học – bất cứ một sản phảm vật chất nào cũng được đánh giá bởi ba yếu tố:
#Chất_lượng: ngon, dở, tốt, xấu.
#Mẫu_mã :đẹp/bình thường/ko đẹp.
#Giá_cả :đắt/hợp lý/ rẻ.
Rượu vang đương nhiên cũng thế
#Giá_cả là cái chúng ta nghĩ đến nhiều nhất khi mua bất cứ một thứ đồ gì và rươu vang cũng ko ngoại lệ, thế nên #giá_của_chai_vang sẽ là yếu tố cuối cùng tôi đề cập đến. Trong phần này chúng ta sẽ bàn đến hai yếu tố rất quan trọng là chất lượng (ngon/dở) và mẫu mã (đẹp/xâu) của mỗi chai vang.
1. #Chất_lượng
Tôi dám chắc chắn một điều rằng rất nhiều người uống vang sẽ mặc nhiên tâm lý là #một_chai_vang_đắt_hơn_sẽ_ngon_hơn_chai_vang_rẻ!? Chẳng hạn khi mua chai vang 500k thì số đông chúng ta sẽ nghĩ là nó ngon hơn chai vang có giá 300k; chai vang có giá 1 triệu sẽ ngon hơn chai vang 500k là điều ko cần bàn cãi!????
Suy nghĩ này là bản năng được hình thành từ thời nguyên thủy, nó có lẽ là một trong những bản nàng cổ xưa nhất của loài người! Và, rất tiếc thì đó lại là một #sự_nhầm_lẫn_vô_cùng_đáng_tiếc, nhất là trong thời đại của chúng ta, thời hiện đại này. Tai sao?
Chúng ta đều biết rằng sầu riêng luôn luôn đắt hơn cam, ổi, vải, nhãn, chuối tiêu…. chẳng hạn – nó là một trong những thứ trái cây đắt nhất trong số những trái cây của Việt Nam (nếu chỉ so sánh các loại trái cây được trồng ở VN với nhau) – tuy nhiên đâu có phải ai cũng thấy sầu riêng là ngon và đâu phải ai cũng thích sầu riêng? Thậm chí ngay cả dân Việt mình thì cũng nhiều người còn ko ăn nổi, thậm chí là ko chịu nổi mùi sầu riêng, thế nhưng với những người thích sầu riêng thì nó ngon tuyệt hảo và họ sẵn sàng trả tiền nhiều hơn so với các loại cây trái khác để mua chúng!
Hoặc, nếu phần đông phụ nữ Âu/Mỹ rất thích trái dâu tây và ho hay ăn kèm với kem, chocolate hoặc uống kèm một số loại rượu … thì phụ nữ Việt Nam ko phải ai cũng thích dâu tây, ko ít phụ nữ Việt ko thích chúng và nếu ăn dâu tây thì khá nhiều chị em Việt Nam lại chấm…muối!
Nghĩa là gu ẩm thực rất khác nhau giữa các dân tộc, thậm chí cùng một dân tộc nhưng khác vùng miền đã khác gu nhau rồi! Vậy #thế_nào_là_ngon? Đó là thứ mà #ko_thể_thông_nhất và người ta chỉ có thể xác đinh rằng: sầu riêng ngon với những người thích sầu riêng, dâu tây ngon với người thích dâu tây. #Ngon_ko_đi_liền_với_đắt và #ngược_lại_đắt_chưa_hẳn_đã_ngon.
2. #Mẫu_mã
Tương tự như thế là quan niệm về vẻ đẹp: nếu đại đa số chị em Á đông (Việt Nam, TQ, Hàn Quốc…) thích da trắng, khuôn mặt V-line … thì phụ nữ phương tây lại thích là da rám nắng, phơi nắng đến mức nâu đỏ và ho thích vòng 1 & vòng 3 thật nảy nở. Chính thế nên mùa hè khi họ phơi người cả ngày trên biển để cho da trở nên ngăm ngăm thì chị em Á đông lại tránh nắng chỉ khi nào chiều tắt hẳn mặt trời mới ra biển!
Quay lại chủ để chính là #xác_định_giá_trị_của_chai_vang:
Do quan điểm, cách nhìn nhận khác nhau nên nhiều khi chúng ta sẽ thấy có nhều thứ rất khác nhau:
– Nêu như một số người Việt (đặc biệt với những người mới chọn vang do ảnh hưởng theo sự “truyền giáo” của một số người khác) là chai vang phải thật dày, đế sâu, tem nhãn lớn mới là chai đẹp thì nhiều người phương tây lại ko suy nghĩ như thế! Họ thấy #vang_là_thứ_thanh_lịch_ mềm_mại nên chai vang cũng cần phải có #hình_thức_tao_nhã tương tự.
– Nếu như khá nhiều người Việt Nam quan niệm chai vang đô cồn cao là ngon vì họ cho rằng chai vang độ cồn cao sẽ chát đậm (lại một quan niệm nhầm lẫn đáng tiếc nữa mà tôi đã nêu ở một số bải viêt trước đây) thì người phương Tây quan niệm #độ_cồn_của_chai vang phải ở mức làm #toát_lên_được_đầy_đủ_hương_vị tối đa nhất của nó nên có những loại vang ở nồng độ côn thấp mới ngon và có những loại ngon hơn khi ở nồng độ côn cao.
Thêm một yếu tố quan trong là : tất cả mọi sự so sánh chỉ đúng khi chúng ta ở cùng một hệ quy chiếu!
Nếu chúng ta so sánh thịt với nhau thì khả năng lớn là thịt gà có giá 200k/kg sẽ ngon hơn loại gà có giá 150k/kg và thịt bò giá 1tr/kg sẽ thường ngon hơn thit bò với giá 400 – 500k/kg.
Tuy nhiên nếu hỏi là : thịt bò ngon hơn hay thịt gà ngon hơn thì có lẽ đó là câu hỏi vô cùng cảm tính và chắc chắn ko có đáp án! Với ai đó thì gà là ngon hơn còn với những người # thì bò ngon hon nhiều.
Cùng một loại thịt gà hoặc thịt bò với nhau thôi mà có khi mua đắt hơn chưa chắc đã ngon hơn nữa kìa (vì mua phải chỗ bán đắt chẳng hạn).
Thế nên #chai_vang_Bordeaux giá 1tr có thể ngon hơn chai Bordeaux tầm 700k chẳng hạn, nếu mua cùng một nơi; nhưng chưa hẳn nó ngon hơn #chai_vang_Úc_hoặc_Chile cũng tầm giá 700k đó, điều này phụ thuộc vào gu của người uống.
Và, những quan niệm, những nhìn nhận về rượu vang cũng hệt như thế: Nghĩa là có thể #chai_này_rất_đắt_mà_ko_phải_ai_cũng_thích, chai kia giá vừa phải nhưng nhiều người muốn uống hơn và thấy họp gu hơn – đó là về chất lượng..
Mỗi người, mỗi hãng ở những nơi sản xuất vang có quan điểm khác nhau về vẻ đẹp/ko đẹp của chai vang và người tiêu dùng ở các nước có cái nhìn nhận rất khác nhau về vẻ đẹp của vỏ chai – mỗi ngươi một ý gần như ko ai giống ai, điều này khác hơn rất nhiều so với một số người Việt khi họ quan niệm chai dày,đế sâu , năng và nồng độ cồn cao… là tiêu chuẩn chung của chai vang đẹp, chai vang ngon!
Có lẽ tây phương có quan điểm cá nhân rõ ràng, mạch lạc hơn rât nhiều so với chúng ta?! Bù lại chúng ta thành một tập thể đoàn kết hơn họ? người này nhìn người kia, đống ý hoặc nghe theo người kia và rất chi… đoàn kết?
Những chai vang làm từ nho Pinot Noir của vùng Bourgogne bên Pháp là những chai thường có giá ko rẻ , thậm chí rất đắt. Những chai vang đắt nhất trên thế giới đều thường đến từ noi này.
Tuy nhiên vang làm từ nho Pinot Noir thì khá nhiều người Việt chưa hẳn đã thích, có những người Việt uống vang đã cả chục năm nhưng vẫn ko thích loại vang từ nho này vì với họ, theo gu của họ thì nó quá là nhẹ nhàng, thậm chí một số cho rằng nó nhạt nhẽo ko như những chai vang làm từ mấy giống nho đậm đà như Cabernet, Syrah, … hợp gu hơn. Và, đương nhiên họ ko sai, họ có quyền thích theo sở thích của mình.
Nhưng, với những ai đã thích thì chai vang từ nho Pinot Noir là vô cùng óng ả, mượt mà, đầy sức mê hoặc – họ sẵn sàng trả nhiều tiền, rất nhiều tiền, có nghĩa là hàng ngàn thậm chí hàng chục ngàn $ hoặc nhiều hơn nữa để có được một chai vang như thế.
Tương tự khi ta chuyển qua bên nước Ý đến vùng Piedmont phía Tây bắc Ý – nếu như chai vang Barolo đậm đà, lực lưỡng, chát và full body khá hợp gu nhiều người Việt thì chai vang Barbaresco lai thậr nhe nhàng. Với những người ko thích dòng vang này thì nó có vẻ rất chi nhat nhòa nhưng với ai đã thích thì nó vô cùng thanh thoát, lả lơi, quyến rũ .
Người Ý luôn tự hào về những chai Barbaresco và họ gọi đó là #nữ_hoàng_của_các_loại_vang mà quả thật những chai Barbaresco dùng kèm theo thịt thỏ nướng, thịt ngỗng quay hoăc cao cấp hơn là các loại mỳ thượng hạng sốt pho mai và nấm truffle thì đúng là với tôi – nó ngon ko thể tả nổi!
Tuy nhiên ko phải ngươi Việt nào cũng thich vang Barbaresco của Piedmont bên Ý hoặc vang từ nho Pinot Noir vùng Burgundy bên Pháp vì cả hai đều có chung một đặc tính là đều thanh mảnh ngọt ngào, tế nhị chứ ko hề lực lưỡng, chát đậm hay chát xít như gu của môt số người.
Vậy nên nếu có một cái chung để xác đinh thê nào là vẻ đep của chai vang thì cớ lẽ đó là chai vang có dung tích 750 ml và chiều cao khoảng 30 – 35 cm. Đó là cái mà thế giói đều thống nhất.
Cũng giống như các cuộc thi hoa hậu, người ta cố gắng chọn ra những cô có số đo 3 vòng 90/60/90 và chiều cao tương đối – vì đó là vẻ đẹp mà loại người đúc kết từ thời cổ đại theo khuôn mẫu của thần vệ nữ (nữ thần Venus với chiều cao khoảng 1m68 và số đo 90/60/90). Còn thì cô hoa hậu có thể là người Âu/Mỹ/Phi/Úc/Á, da có thể trắng/đỏ/vàng/đen/nâu … nhưng tiêu chuẩn chung chỉ là như thế. Ko có một tiêu chuẩn cố định áp đặt nào là chai vang cần nặng, to, dày, đế sâu mới là đẹp – nó chỉ là một kiều dáng trong vô số những kiểu dáng của rượu vang, nhưng nó cần có cái chung cơ bản nhất, phổ biển nhất là dung tích 750ml và cao khoảng 30 -35 cm.
Cũng tương tự là vị ngon của chai vang : ko có bât cứ tiêu chuẩn nào rằng chai vang chát đậm, hoặc chai vang nồng đô cồn cao 16 – 17% mới là ngon. Rươu vang đươc quy định là từ nước nho ép lên men và nồng độ cồn từ khoảng 6% đến khoảng 17% còn mỗi chai ngon một kiểu.
Vậy nên kết luận cuối cùng là : giá trị của chai vang ko nằm ở hình thưc vở chai, cũng ko nằm ở đọ cồn, độ chát, độ chua, đọ ngọt, cũng và ko nằm ở loại nho làm ra chúng. Giá trị chai vang nằm ở gu của người uống! Những người có gu giống nhau thì thích những chai vang giống nhau!
Và, chúng ta đừng bị ảnh hường của người khác tác động mà hãy tự khám phá bản thần: đừng nghĩ rằng một chai vang tiền ngàn $ của những vùng lâu đời nổi tiếng mới là chai ngon còn những chai vài chục S của những vùng đát mới chưa nổi tiếng mấy là ko ngon.
Rượu vang là nghệ thuật, mà nghệ thuật thì ko có đúng, ko có saii!
Có người thích cải lương, có ngươi thích Rock, có người thích nhạc cổ điển Mozart, Beethoven… có người thích nhạc bolero/nhạc vàng….
Hãy tự khám phá gu của mình và đừng bị tác động của người khác – dù họ là người rất giỏi nhưng họ ko thể quyết đinh gu cho bạn được!
#Bạn_có_thể_hỏi_đầu_bếp về món bạn thích nhưng #đầu_bêp_ko_thể_quyêt_hộ_bạn nên thích món gì!? Rượu vang cũng thế: bạn có thể hỏi nhưng người hiểu biết về chai vang, dòng nho mà ban thích nhưng #đừng_để_họ_quyết_giùm_ban_sở_thích_cá_nhân!
Vì bài quá dài nên tôi xin dừng ở đây, phân tiếp theo về việc xác đinh giá cả chai vang tôi sẽ đăng ở phần nối tiếp.
.
Trân trọng
Gianni Giang Hoàng
cách xác định giá chai vang – cách xác định giá chai vang – cách xác định giá chai vang -cách xác định giá chai vang