LIỆU CHAI TO, ĐẾ DÀY&SÂU, NỒNG ĐỘ CỒN CAO, NÚT BẤC CÓ QUYẾT ĐỊNH CHẤT LƯỢNG VÀ GIÁ THÀNH 1 CHAI RƯỢU VANG??? (PHẦN 4 – PHẦN KẾT) – yếu tố quyết_định giá chai vang
Ngành công nghiệp rượu vang đã phát triển vượt bậc trên toàn thế giới trong khoảng 40 năm cuối trở lại đây, đặc biệt là sau khi những chai rượu vang lừng danh nhất của Pháp cả đỏ lần trắng đã thua toàn tập những chai vang khi đó còn là vô danh của Napa Valley – Mỹ – trong cuộc thi nếm thử mù (Blind tasting) vào giữa thập niên 1970 mà những người chấm lại chính là các chuyên gia hàng đầu của Pháp và cuộc thi diến ra ở chính Paris!Sau cuôc thi đó thì khắp thế giới, đặc biệt là những nước tân lục địa như Mỹ, Chile, Úc …. Đã có được chất xúc tác và niềm tin mạnh mẽ rằng họ hoàn toàn có thể làm được rượu vang ngon ko thua gì vang Pháp, và #vang_ngon_ko_còn_là_độc_tôn_của_nước_Pháp nữa.!
Từ đó khắp nơi người ta đã khám phá để tìm ra những vùng đất mới cực kỳ phù hợp thổ nhưỡng để trồng nho làm rượu với #kỹ_thuật_vượt_trội tạo ra những chai vang rất chất lượng mà giá cả lại vô cùng dễ chịu.Sự việc đã và đang diễn ra sôi nổi trong thập niên tử 1980 trở lại đây làm #rượu_Pháp_mất_thế_độc_tôn trên trường quốc tế.Lượng rượu của tân lục địa sản xuất ra càng ngày càng phát triển, tăng mạnh cả về số lượng cũng như chất lượng đã uy hiếp đáng kể vị thế của vang Pháp nói riêng và vang cựu lục địa nói chung
.Các kỹ nghệ mới được các nước tân lục địa mà đứng đầu là Hoa Kỳ rồi đến Úc và tiếp theo là các nước khác áp dụng chẳng hạn như máy đo nồng độ đường trong trái nho, cho phép người làm rươu tính được chính xác thời điểm hái nho tốt nhất chứ ko phụ thuộc vào kinh nghiệm nếm thử nho để quyết định khi nào mới hái theo lối truyền thống và cảm tính bao lâu nay của những nhà làm rượu bên Pháp, Ý…
Các kỹ nghệ ngâm ủ mới, phương pháp làm rượu mới, nút chai mới…. hoặc những trường đại học, viện nghiêm cứu bài bản ra đời ở Mỹ để đào tạo tất tần tật về việc sản xuất rượu vang với những nghiên cứu vượt trội mà những nước cựu lục địa châu Âu chưa có.Và, với #những_nhược_điểm_lón như đã nêu ở bài trước đây của rượu vang nút bấc nên khoảng thập niên 1960 – 1970 đến nay đã có #nhiều_công_nghệ_làm_nút_chai_mới ra đời nhằm khắc phục những lỗi này.
Một trong số những công nghệ được rất nhiều hãng lớn áp dụng như đã nêu trên đây là nút xoáy #Screwcaps (nắp văn kim loại) hoặc một số loại nút khác (Zork, Vinolok…)Vào khoảng giữa những năm 1960, nhiều nhà làm rượu ở miền nam nước Úc do rất ko hài lòng việc rượu đóng nút bấc (nút bần) bị hỏng khá nhiều nên họ thông qua đại diện là giám đốc hiệp hội vang thời đó để đặt hàng nhà sản xuất nút vặn. Sau vài chục năm phát triển thì đến nay đại đa số rượu vang từ #Úc và #New_Zealand (Tân Tây Lan) đều được làm từ nắp vặn dù hình dáng chai như thế nào và giá thành có đắt đến bao nhiêu đi chăng nữa cũng đaii đa số đều là nắp này.
– Giá thành rẻ hơn nhiều so với nút bấc tự nhiên
.- Bảo quản rượu tốt hơn, nút chai ko cần dùng hóa chất đẻ khử trùng như nút bấc nên rượu ko bị ảnh hưởng bởi hóa chất tan vào như nút bấc,
– Dễ mở, thử hình dung khi chúng ta ở môt nơi khi có rượu vang mà ko có khui mở thì sẽ ntn nếu là một chai nút bấc? Có rượu mà ko thể uống được còn bực mình hơn là thà ko có
– Bảo quản tốt hơn so với chai nút bần : công nghệ nút vặn #screw_caps gần như ko cho phép không khí có thể lọt vào chai rượu do đó rượu gần như ko bị ảnh hưởng. Ngoài ra về lý thuyết thì do không khí ko lọt vào nên nhà sx có thể giảm lượng sulfur dioxide (một dạng chất bảo quản) trong rượu xuống thấp hơn so với chai nút bần, rượu trong chai nút vặn về lý thuyết có thể ít chất bảo quản hơn so với chai nút bần.
– Với những chai vang ko uống hết – rất thuận tiện để đóng năp lại cất đi bảo quản tiếp, điều này đặc biệt hữu dụng với những chai vang trắng có thể để lâu sau khi mở nắp.
– Quá trình sản xuất nắp chai vỏ kim loại gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh khi xử lý kim loại, ngoài ra cũng tồn tại những tranh cãi là việc vỏ nhựa ở đầu nắp chai (phần tiếp xúc với rượu) có thật là hoàn hảo khi ko có những tác dụng phụ nhất định? Đó là lý do những hãng làm vang nút bấc đưa ra để phản đòn những chai vang nút bấc có chất bảo quản chống mốc .
– Nút chai kín ko cho không khí lọt vào cũng có những tranh cãi về việc rượu trong chai ko được chuyển hóa do ko tiếp xúc cùng lượng nhỏ không khí như chai nút bần khiến rượu ko trở nên ngon hơn trong quá trình tàng trữ?
– Và, cuối cùng, là khi mở chai nút vặn sẽ ko bao giờ những người sành vang/lịch lãm có được cử chỉ sành điệu là đưa nút chai thoáng qua mũi ngửi nhẹ để đánh giá rượu trong chai được như chai nút bần hoặc ko thể hiện được nghệ thuật mở nút như đã trình bày ở bài trước.
Ngoài những yếu tố trên thì do công nghệ làm chai nút xoắn nắp vặn rất tiết kiệm nên những chai vang rẻ, bình dân của mọt số vùng phía nam Pháp, hoặc một số vùng miền của Ý, Tây Ban Nha gần đây cũng làm nút vặn. Điều đó càng khiến cho nhiều người ngộ nhận là nút vặn là chai vang rẻ tiền ???Như vậy thì đánh giá rằng những chai nút vặn chất lượng thấp là một #nhầm_lẫn_vô_cùng_đáng_tiếc đặc biệt nếu rượu được sản xuất ở Úc, New Zealand.
Thời gian gần đây rất nhiều chai vang nhất là những dòng vang trắng chất lượng cao của Chile, Nam Phí và kể cả Âu châu như Đức, Áo, Thụy Sỹ cũng được làm nút vặn.Vậy nên việc chọn rượu/đánh giá rượu như thế nào ko phụ thuộc vào vỏ chai, đế chai, nồng độ cồn hay nút chai là vặn #srew_caps hoặc nút bần #natural_corksNgoài ra chọn vang là để kết hợp với đồ ăn, mà đồ ăn mang tính vùng miền nên có những chai vang uống ko thì có cảm giác bình thường nhưng khi kết hợp với món ăn đúng cách lại trở nên vô cùng hấp dẫn cho cả hai.
Đây là một chủ để rất dài, công phu và tỉ mỉ nên nếu có dịp tôi sẽ đăng ở những phần sau.Chân thành cảm ơn ace đã đọc bài viết và vô cùng cảm kích nếu những người có kinh nghiệm hơn chia sẻ những hiểu biết của mình để tôi cùng được học hỏi.
Trân trọng
yếu tố quyết_định giá chai vang – yếu tố quyết_định giá chai vang – yếu tố quyết_định giá chai vang