Ăn lẩu thì uống gì? Món Lẩu Đã Ra Đời Và Phát Triển Như Thế Nào?
Các Nơi Thường Dùng Lẩu Với Những Đồ Uống Gì? (Phần kết)
Người ta cho rằng món Lẩu được ra đời đầu tiên ở Mông Cổ cách đây khoảng gần ngàn năm. Gần đây cũng có một số vùng của Trung Quốc tự nhận là nơi ra đời của Lẩu dù ko có luận chứng cụ thể nào!
Một điểm chung tất cả đều đồng ý là Lẩu ra đời ở khu vực Đông Á và thường dùng trong mùa đông lạnh cóng ở những vùng này.
Các bộ lạc Mông Cổ ngày trước sống du mục lều trại ở những vùng thảo nguyên Đông Bắc Á với khí hậu lục địa lạnh buốt, mùa đông rất dài với thời tiết xuống đến mấy chục độ âm, mùa hè ngắn ngủi mà khi đêm đến vẫn lạnh tê tái.Thế nên một món nước canh nóng kèm với các loại thịt (chủ yếu là thịt cừu rồi đôi khi là thịt ngựa) dùng khi tiết trời băng giá được đun trên bếp lửa cạnh lều trong chiếc nồi đồng và cả gia đình/họ tộc quây quần vừa sưởi ấm vừa dùng bữa thì thật là vô cùng lôi cuốn, ấm lòng theo cả nghĩa đen/nghĩa bóng.
Khi đế quốc Mông Cổ xâm chiếm và đô hộ Trung Hoa rồi lập nên nhà Nguyên – Mông thì họ cũng mang theo món Lẩu trứ danh của mình vào Trung Quốc.Người Mông Cổ chiếm giữ Bắc Kinh và tiếp tục chọn nó làm kinh đô của đế quốc Mông – Nguyên. Họ đã để lại nhiều sự pha trộn về văn hóa nói chung và ẩm thực nói riêng mà trong đó món Lẩu Bắc Kinh nổi tiếng ngày nay với việc dùng nồi đồng và nguyên liệu thịt cừu chủ đạo hệt như cách nấu của người Mông Cổ là minh chứng rõ ràng nhất của việc món Lẩu được Mông Cổ mang tới Trung Quốc.
Vì đất Trung Hoa rộng lớn với nhiều vùng miền khác nhau nên dù tiếp nhận món ăn Mông Cổ này nhưng món Lẩu du nhập vào đến Trung Hoa cũng biến đổi theo từng vùng miền.Lẩu thay đổi dần dần cho phù hợp với gu ẩm thực các nơi của người Hán, chúng được chế biến kèm với các loại thực phẩm khác như: gà, cừu, heo, bò…vv rồi tiếp tục được chuyển biến nữa với các món Lẩu hải sản, Lẩu nấm, ba ba, thập cẩm v v….
Và, ở Trung Quốc ngày nay thì ko riêng gì Lẩu Bắc Kinh đậm nét Mông Cổ mới là nổi tiếng mà còn nhiều vùng làm Lẩu ngon nữa : Lẩu Tứ Xuyên thì cay xè, Lẩu Quảng Đông thì tuyệt đại thực phẩm là hải sản ….
Cùng với sự giao thương của văn hóa/kinh tế, món Lẩu được lan tỏa sang khắp các vùng Đông/Đông Nam Á.
Vậy tại sao dù đã ra đời cả ngàn năm mà mãi gần đây món Lẩu mới “bỗng dưng” trở nên phổ biến khắp Trung Quốc và lan tỏa khắp khu vực Đông Nam Á?
– Thứ nhất, như đã nêu ở trên – Lẩu mà món ăn mùa đông nên trước đây chỉ có những vùng lạnh giá Đông Bắc Á mới ăn Lẩu, khu vực Đông Nam Á nóng bức quanh năm vậy ăn Lẩu sao nổi khi thời tiết đã nóng gắt mà còn dùng thêm canh nóng?
– Thứ nữa thì Lẩu là món ăn tương đối “tươm tất” vì đòi hỏi khá nhiều thực phẩm. Một thời gian dài ở Trung Hoa cho đến đầu thế kỷ 20 những quán Lẩu mọc lên cũng là phục vụ cho giới thương nhân/địa chủ/quan lại.. chứ dân thường đâu có dễ dùng được?
Nhưng nhờ sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong vài chục năm trở lại đây việc dùng Lẩu ko còn là thứ gì đó quá sức đối với tuyệt đại đa số mọi người.Cũng nhờ sự phát triển kinh tế mà ngày nay khắp nơi có thể được trang bị máy lạnh nên người ta có thể dùng Lẩu quanh năm vì khi trời nóng bức thì đã có máy lạnh giúp rồi.
Lẩu giờ đây trở thành món ăn phổ biến và được yêu thích bậc nhất khắp vùng Đông Á nhưng thường thì người Hoa ở các nơi làm món Lẩu theo đúng gu ẩm thực vùng miền của họ còn người Việt chúng ta đã cải tiến món Lẩu theo gu ẩm thực của mình như là Lẩu thập cẩm, Lẩu hải sản, Lẩu mắm…. rất chi là thuần Việt.
Tuy nhiên nếu là thức uống, r.ượu đi kèm với Lẩu thì mỗi nước lại dùng mỗi loại khác nhau.
Người Mông Cổ dùng món Lẩu với loại r.ươu truyển thống được làm từ sữa ngựa của họ.Người Hàn dùng chúng với Soju?Người Hán trước đây hay dùng Lẩu các loại rượu làm từ gạo, Mao Đài, Mai Quế Lộ… ngày nay thì tùy gu của mỗi người.VN chúng ta thì cũng tùy gu, tùy hứng mà dùng Lẩu với r.ượu mạnh các loại (Whisky, Cognac, Vodka…), với Vang hoặc là với bia lạnh.
Món Lẩu với bia lạnh cũng được một số người ưa sử dụng, nhất là vào mùa hè như một sự kết hợp dễ dãi và cũng như để cân bằng giữa vị nóng của Lẩu với vị lạnh của bia.Thực tế thì Lẩu đã là món ăn nhiều nước rồi mà dùng thêm bia nữa thì có vẻ đầy quá đi!
Thử hình dung ta ăn tô phở mà uống thêm chai bia nữa quá ư là nhiều nước.Mà xét cho cùng thì Lẩu là món ăn thuần Á đông và ko có “công thức” nào kết hợp Lẩu với đồ uống nào cả nên dĩ nhiên là chúng ta có thể ngẫu hứng, tùy hứng.Nhưng rõ ràng là vị giác tinh tế của mỗi người là nên cần có để cảm nhận một món ngon hoặc một món có phù hợp hay ko?
Và, với G thì Lẩu cũng phù hợp với Vodka chuẩn, nghĩa là dòng Vodka tinh khiết 40 độ theo công thức sx quốc tế, loại Vodka để ướp quanh năm suốt tháng trong ngăn đá của tủ lạnh/tủ đông (cho đến khi dùng hết chai thì bỏ) mà lúc rót ra ly nó sánh như mật ong lại ko có một chút mùi cồn nào cả do được lọc kỹ càng nhiều lần bởi công nghệ lọc bằng sữa tươi/lọc bạc nguyên chất.
Thứ Vodka mà dân Đông Âu/Bắc Âu: Nga, Ba Lan, các nước vùng Baltic, Phần Lan, Thụy Điển, …. ưa dùng trong bữa ăn này thì với Lẩu thật là phù hợp.Hoặc kết hợp Lẩu với một số loại vang như G đã nêu ở kỳ trước cũng rất ổn luôn.
Ace thử trải nghiệm để cảm nhận nhé!
Thân nhiều,
Gianni Giang Hoang/GGH