☕️ CÙNG DÙNG CÀ PHÊ, nhưng cách uống của #người_Việt khác gì so với nhiều #người_Âu_Mỹ❓(PHẦN 3) – Cafe và Rượu Vang
Có những #nét_giống_nhau kỳ lạ giữa #Café và #Rượu_vang như một định mệnh:
#Thứ_nhất đó là có sự tham gia của tòa thánh, các #Đức_Giáo_Hoàng và #Thiên_chúa
Café khi vào đến châu Âu ban đầu bị cấm đoán vì bị cho là chất kích thích của quỷ dữ, của những kẻ xâm lược bởi thời đó người Hồi giáo từ đế quốc Ottoman (mà phần còn lại chính là Thổ nhĩ kỳ ngày nay) xung đột với người Thiên chúa giáo
Như tôi đã nêu ở phần trước, có giả thuyết cho rằng café ban đầu chỉ dùng trong nội bộ quân viễn chinh Ottoman/Thổ Nhĩ Kỳ trong những cuộc chiến chinh phạt Nam Âu/Balkan (liên bang Nam Tư – Serbia nay đã tách thành 7 Quốc Gia) và những cuộc chiến liên miên với đế quốc Áo – Hung cũng như các công quốc nay thuộc Italy nên người Âu dù tò mò nhưng chưa thể/chưa dám dùng nhiều.
Cũng có thuyết cho rằng các thương gia là những người tiên phong mang café từ #Trung_Đông về thương cảng sầm uất nhất châu Âu thời đó là #Venezia (Venice của nước Ý ngày nay) như một thứ độc lạ, lại là thứ đồ của dân Hồi giáo kẻ thù và bán rất đắt nên ít người dám và có thể dùng được.
Dù là cách này hay cách khác thì ban đầu café cũng chưa có được những điều kiện thuận lợi để mọi người dân Âu đều có thể dùng, cho đến khi một vị #Đức_Giáo_Hoàng thời đó – nghĩa là người uy quyền nhất trên toàn cõi châu Âu thời bấy giờ (các vua/hoàng đế chỉ được công nhận khi đã được Đức Giáo Hoàng tấn phong) – sau khi dùng thử đã quyết định cho tất cả giáo dân (nghĩa là gần như toàn bộ người dân) được phép sử dụng café – dù trước đó nó là đồ uống của kẻ thù/của quỷ dữ.
Còn #Rượu_vang từ khi có #Thiên_chúa_giáo đã được xem như rượu thánh – #rượu_của_Thượng_Đế ban tặng cho loài người, vì thế nên Thiên chía giáo có công rất lớn trong việc đưa rượu vang như một thứ thực phẩm đến với mọi người. Các đức cha, các giám mục của các tòa thánh, các nhà thờ – vương cung thánh đường đều là những người đã có công lớn trong việc trồng nho, làm rượu vang và phổ biến đồ uống này đến tất cả câc giáo dân/dân chúng
Vậy nên nhờ Thiên Chúa, và các Đức Giáo Hoàng mà cả rượu vang và café được mọi người dân Âu tin dùng.
#Thứ_hai, Rượu vang và Café chỉ trở nên phổ biến, thiết yếu vì cả 2 thứ đồ uống này đều được dần dần theo thời gian thay đổi để #kết_hợp_hoàn_hảo_với các món ăn của người Âu.
Nếu như café ban đầu ở vùng #Trung_Đông chỉ để riêng cho giới đàn ông uống mỗi dịp tụ tập, cho binh lính sảng khoái lấy tinh thần chiến đấu như một chất kích thích và café ko uống cùng đồ ăn hoặc rất ít (chỉ đôi khi là vài viên đường hoặc kẹo ngọt) thì #ngược_lại vào đến #châu_Âu nó đã được thay đổi đi rất nhiều về cách uống, chứ ko uống riêng rẽ như ở Trung Đông trước đây hoặc ở #ViệtNam ngày nay. Café là để dùng kèm đồ ăn sáng với các loại bánh mỳ, bánh kẹp thịt, các loại phomai, bơ hoặc xúc xích, thịt nguội… Café cũng thường xuyên được dùng sau những bữa tối, bữa tiệc có rượu vang.
Sẽ có những câu hỏi kiểu tại sao café mà #uống_vào_lúc_tối_thì_sao_ngủ_được?
Như đã nêu ở bài đầu tiên – café uống ở châu Âu phần lớn là loại #Arabica với chất caffeine ít hơn nhiều so với loại café vối (#Robusta) của VN, vì thế nó mang tính chất của thứ đồ uống mang đến cảm giác tỉnh táo, sảng khoái hơn là #chất_kích_thích
Ngoài việc Arabica ít chất caffeine hơn Robusta thì người Âu nói chung thường uống café lại pha ko đặc như của người Việt. Cách pha, cách uống như thế để tìm được sự cân bằng của mùi/vị nên dù uống muộn và uống sau khi đã dùng khá nhiều rượu vang thì café ko quá gây mất ngủ mà nó như một thứ cân bằng giữa #men_say và #tỉnh_táo làm cho 2 thứ như hòa quyện.
Uống café theo cách của người Âu đã khác đi nhiều so với cách uống ban đầu của người Thổ khi café theo lối Thổ được xay nhỏ và cho vào ấm đun lên, khi rót ra ly còn lẫn nguyên cả bã và thường uống café đen, ko kèm hoặc rất ít pha sữa cũng thường ko ăn thêm đồ gì khác như đã nêu.
Người Âu đã tinh tế nghĩ ra rất nhiều thứ để uống kèm/ăn kèm café như đã nêu ở bài trước, từ các loai rượu #Cognac, #Liquor (Amaretto, Kahlua…), #Baileys, #Whisky…v v cho đến các món đồ ăn nhẹ, các loại bánh mỳ, bánh kẹp thịt, bơ, phomai, kem, trái cây khô/ mứt quả, chocolate, …. nói chung là vô cùng phong phú các món để dùng kèm café. Vì thế café đối với người Âu là một thứ đồ uống/thực phẩm gần như thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày.
Rượu vang cũng thế, bản chất nó là thứ nước nho ép ra và được lên men vì thế nhiều nơi ở Âu châu (nhiều vùng của Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha….) nó được xem là #thực_phẩm và ko thể thiếu trong các bữa ăn của nhiều người. Nó gần như là thứ #đồ_uống_có_cồn_duy_nhất được #dùng_kèm tất các các món ăn mà người ta nghĩ ra ở những vùng đó.
Vậy café và vang nếu được xem là thực phẩm rồi thì dĩ nhiên chúng sẽ phổ biến/phổ cập mà thôi.
Ngoài những nét tương đồng khá thú vị giữa café và rượu vang thì trà đen/trà xanh (hai loại trà phổ biến nhất hiện nay) đã đến vơi châu Âu và lan tỏa khắp thế giới ntn? Cách uống trà từ bình dân đến nghi lễ và có nét gì giống với rượu vang?
Bài viết dài nên tôi xin tạm ngừng ở đây và sẽ chia sẻ thêm trong phần tiếp theo.
Trà – thứ đồ uống phổ biến bậc nhất và những nét giống nhau kỳ lạ của trà với rượu vang sẽ được chia sẻ ở những bài tới.
Regards,
Giang Hoàng

Cafe và Rượu Vang – Cafe và Rượu Vang – Cafe và Rượu Vang