🍷LIỆU CHAI TO, ĐẾ DÀY & SÂU, NỒNG ĐỘ CỒN CAO, NÚT BẤC CÓ QUYẾT ĐỊNH CHẤT LƯỢNG VÀ GIÁ THÀNH 1 CHAI RƯỢU VANG??? (PHẦN 1)
❓Chắc một điều là ace sử dụng vang đã ít nhiều đều găp tinh huống khi một số người khẳng định tiêu chuẩn để đánh giá chai vang ngon/đẳng cấp đại loại cần là:
1. Chai cao to, nặng, dày, đít chai sâu, tem nhãn rượu lớn… (cùng dung tích 750 nhưng phải như thế cơ)
2. Chai nồng độ cồn từ 14% trở lên hoặc 14.5%, 15% thậm chí trên 15% : 15.5, 16, 17, 18 %
3. Chai nút bấc/nút bần (nút vỏ gỗ có nghĩa là cần dung khui để mở). Chai nút văn (nút xoắn, vặn tay ra là mở được) mặc nhiên là chai rượu bình thường Với một số người thì yêu cầu như thế luôn là đúng và rất khó để thuyết phục họ rằng đó ko phải là tiêu chuẩn để đánh giá chai rượu.
Với những ai đã kinh nghiệm,hiểu thì đều ít nhiều tự đánh giá được chai vang, thậm chí khi nhìn những thông tin nêu trên chai vang cũng ít nhiều đoán được giá trị của chai vang đó
Trong giới hạn bài này tôi chỉ xin mạn phép chia sẻ môt số điều đơn giản với những ace thích tìm hiểu về vang nhưng chưa có kinh nghiêm lắm. Vì thế những ai đã có kinh nghiệm, những người hiểu biết thì vui lòng bỏ qua, xem lướt hoặc chỉ giáo thêm. Bài viết dài nên tôi xin chia làm 3 phần liên quan đến 3 yếu tối đã nêu trên đây với mong muốn chia sẻ phần nào sự hiểu biết nhỏ bé của mình. Phần đầu tiên liên quan đến câu hỏi vì sao lại chai dày? Đít chai lõm sâu vào?
1. Chai cao to, nặng, dày, đít chai sâu: thủa sơ khai các chai thủy tinh làm ra đều có đế bằng, ko lõm vào như hiện nay. Nhiều thế kỷ trước đây khi điều kiện bảo quản chưa tốt như thời hiện đại, để phục vụ cho việc vận chuyển rượu vang từ Âu Châu qua các nước thuộc địa tại Châu Mỹ, Châu Á, Châu Phi … cho dân Âu di cư đến sinh sống ở các thuộc địa mới khi mà chưa tìm đươc các vung đât trồng nho/làm rượu, người ta phải chở = tàu thủy chạy hơi nước hoặc thậm chí là giương buồm lên đón hướng gió trên biển.
Những chuyến hải hành thời đó từ châu Âu qua các thuộc địa đi cả mấy tháng trời (nhất là khi chưa có tàu chạy = hơi nước). Khi vận chuyển trên tàu thủy sóng đánh bập bềnh, tàu nghiêng ngả rung lắc trên đại dương…. nên chai vang cũng bị rung lắc mạnh và chai vang dễ bị vỡ hoặc bật nút chai, bật đít chai.
Hơn nữa là kỹ thuật làm vang thời điểm đó không tốt như hiện nay, kỹ thuật lọc (Surface Filtration) không lọc được hết khuẩn và men nên trong khi vận chuyển cùng yếu tố thay đổi thời tiết – khí hậu – ánh nắng mặt trời trên biển… rượu vang đóng chai thời điểm đó bị thay đổi phần chất trong quá trình lên men lại, làm tăng áp suất bên trong của chai dẫn đến bung/ bật đít chai và cũng rất dễ làm ảnh hường/tác động nhiều đến chất lương rượu.
Vì thế, để khắc phục những điều này các kỹ sư thời đó đã vận dụng kiến thức vật lý/hình học để làm những chai vang với đáy/ đế chai lõm vào thay vi làm đế bằng để nhằm giảm áp lực khi bị rung/lắc. Cùng một lực nén mà diện tích càng lớn thì áp lực càng giảm nên khi làm đáy/đế lõm vào thì nó tao nên đế chai có hình nón và phần đáy chai tiếp xúc với rượu chính là phần diện tích xung quanh của hình nón. Mà diện tích xung quanh hính nón thì lớn hơn diện tích hình tròn ở đáy của hình nón đó – thế nên áp lực của cùng thể tích rượu lên đáy (diện tích xung quanh của phần hình nón ở đáy chai) sẽ giảm hơn so với áp lực cũng của lượng rượu đó lên hình tron nếu làm đáy tròn như trước kia. Nhờ đó mà chai rượu giảm độ hư hỏng/đổ vỡ khi bị sóng đánh bật đít chai ra. Cũng đê bảo quản rươu thì người ta làm chai dày hơn để giảm tiếp xúc với ánh mặt trời vì khi đó chưa có máy lạnh/công lạnh như thời nay.
Như thế thì đô sâu, độ dày của vỏ chai ko quyết định chất lượng chai vang. Có những thương hiệu đã nhiều chục, thậm chí cả trăm năm rồi bên nhà sản xuất giữ giá trị truyền thống ko thay đổi mẫu mã thì sao? Cái thay đổi dẽ nhất là thay đổi vỏ chai: chỉ cần trả thêm một vài chục xu đến khoảng 1$ thì bên sản xuất chai có thể làm cho bạn cái vỏ nặng đên hơn 1kg nếu bạn muốn. Tuy nhiên là rượu thì ko dễ để thay đổi được – cái này vô cùng công phu, cầu kỳ nếu muốn có chai vang ngon vì liên quan đến rất nhiều yếu tố từ vùng thổ nhưỡng trồng nho, loại nho, chất lượng/tuổi của vườn nho, niên vụ , kỹ thuât làm rượu….
Vì thế để kết thúc phần một của bài viết này thì có thể quả quyết là chai dày, chai nặng, đít sâu… chỉ là hình thức để trông chai vang có vẻ lực lưỡng mạnh mẽ hơn thôi chứ ko thể quyết định chất lương bên trong chai rượu.
Vì nội dung khá dài nên tôi sẽ post phần 1 trước. Những phần sau tôi sẽ up ở những bài tiếp theo. Hi vọng những điều chia sẻ trên đây ít nhiều đóng góp thêm vào những trải nghiệm để ace có những kinh nghiệm hơn khi chọn rượu vang
Topic: chai vang đế dày & sâu, nồng độ cồn cao, nút bấc (Phần 1)
Topic: chai vang đế dày & sâu, nồng độ cồn cao, nút bấc (Phần 1)
Topic: chai vang đế dày & sâu, nồng độ cồn cao, nút bấc (Phần 1)