Rượu vang và món Việt ngày Tết.
“Nghệ Thuật Ẩm Thực” : Ai Cũng Đã Nghe Nhưng Ko Phải Ai Cũng Biết Rõ.
(Clip này Gianni cố gắng lựa chọn vài loại Vang hơp lý nhất để sao nó phù hợp với nhiều món Việt nhất)
Do clip dài nên buộc Giang phải cắt bớt nhiều đoạn đã dịch khi nói chuyện và chuyển sang phần phụ đề cũng như chỉ là lược dịch ngắn gọn thôi.
Khi đã nói đến Nghệ Thuật Ẩm Thực là trên thế giới người ta đề cập đến việc kết hơp các món ăn và đồ uống đi kèm phải làm sao cho tinh tế nhất : đồ uống nâng tầm được đồ ăn và ngược lại Có lẽ người La Mã cổ đại là sắc dân đầu tiên đưa ra khái niệm này?!
Người La Mã đã học rất tốt cách làm r.Vang do người Hy Lạp mang đến, hơn thế nữa họ còn biết cải tiến và phát triển những kỹ thuật mới vì thế từ hơn hai ngàn năm trước họ đã biêt cách làm nhiều loại Vang ngon.
Cùng với những chiến thắng quân sự vang dội và những vùng đất mới mênh mông xâm chiếm được, các hoàng đế La Mã cùng các vị tướng của mình là những người nhiều nhất được thưởng thức đủ các món ngon vật lạ, “sơn hào hải vị” khắp nơi.Các vị hoàng đế La Mã ko những là những “phù thủy” về quân sự mà còn là những bậc thầy trong việc thưởng thức đồ ăn thức uống.Những gourmet (nghệ nhân ẩm thực) cũng bắt đầu từ thời đế chế La Mã – họ là những người có năng khiếu thiên phú để lựa chọn món ăn nào kèm với r.Vang phù hợp nhất nhằm hài lòng các vị Đế Vương.
Nghệ Thuật Ẩm Thực của họ đã phát triển từ rất lâu trước chúng ta rồi.
Còn ở VN thì sao?
Việt Nam chúng ta ngàn năm lam lũ kèm theo các điều kiện kinh tế ít phát triển.Sự khó khăn của cuộc sống khiến chúng ta phải dè dặt, ăn mặn/ăn cay (các món đồ muối, đồ kho…) như một cách thức để tiết kiệm.
Lối ăn như thế truyền từ đời này qua đời khác khiến cho vị giác của rất nhiều người Việt cũng quen với vị mặn và cay .Về thức uống thì chúng ta cũng chỉ có rượu gạo nấu lên – nó cũng đậm và cay nữa.
Tập quán ăn uống đó ảnh hưởng ko nhỏ đến vị giác của khá nhiều người Việt. Khá đông người trong chúng ta quen với vị thật đậm. Chúng ta quen với vị rượu mạnh hơn vì thế khi có cơ hội tiếp xúc với R.Vang thì chúng ta cũng mang luôn thói quen ăn uống đó vào cách thức chọn Vang. Chúng ta quen những chai thật đậm, thật chát và như thế mới là ngon?
Những yếu tố cần có của một chai Vang ngon theo chuẩn mực quốc tế thì lại cần là chai vang tích hợp đủ độ chát/ chua/ ngọt (nhiều hay ít là tùy thuộc vào loại Vang nào?) cùng các mùi tự nhiên hương của thảo mộc, cỏ cây hương hoa trái… và còn cần thêm vị khoáng, vị phức hợp, tinh tế mà cân bằng.Độ đậm (gọi là body trong tiêng Anh)của Vang mạnh mẽ hay mượt mà tùy vào loại Vang nào cần như thế nào? và nồng độ cồn cần đủ để đẩy được hương và vị của chai Vang.
Mỗi loại Vang sẽ ngon ở một nồng độ cồn khác nhau!Vang hoàn toàn khác Rượu mạnh vì Vang ko phải là Rượu mạnh!Mỗi loại Vang cần đi kèm với một món ăn phù hợp cũng giống như mỗi món Việt cần một loại nước chấm vậy. Ta ko thể/ko nên lấy nước chấm ốc ra để chấm thịt gà luộc, ta cũng ko nên lấy nước chấm nem rán (chả giò) ra để chấm món mực hấp…
Thế nên việc chọn ra một loại Vang để dùng với tất cả các món trong bữa cỗ hoặc trong những ngày lễ Tết là điều cực kỳ ko dễ dàng nếu chúng ta muốn một sự tinh tế theo tiêu chuẩn “Nghệ Thuật”
Chúc ace dồi dào sức khỏe!
Gianni Giang Hoang.
Rượu vang và món Việt ngày Tết
Thông tin/Điểm số những chai rượu vang sử dụng trong video