Vị Trí Ngồi Để Dùng Bữa Trong Bàn Tiệc
1. Ngồi Thế Nào Thể Hện Đúng Vị Thế Của Chủ/Khách?
2. Một Nhóm Người Cùng Bàn Dùng Bữa Làm Sao Để Biết Họ Chia/Share Tiền Hay Có Ai Đó Là Người Mời Hoặc Có Ai Đó Trả Tiền?
CHỦ ĐỀ GIAO TIẾP THEO CHUẨN MỰC QUỐC TẾ
Phần tiếp theo.
Thường những người hay dùng Vang là thường xuyên gặp gỡ, giao tiếp phòng tiệc nên G chia sẻ điều mà một số ace quan tâm.(Bài này khá dài nên Gianni ko có đăng trên fb cá nhân mà chỉ đăng trên fanpage thôi, ace nào quan tâm thì mới đủ kiên nhẫn để đọc hết )
Vào cuối thập niên 80 – ngay trước dịp ra nước ngoài du học của mình – G có được đọc một vài bài viết của môt nhà văn VN nổi tiếng chia sẻ trên các tở báo/tạp chí lớn khi đó về văn hóa Mỹ sau khi ông lần đầu đến thăm xứ sở cờ hoa. Chủ đề ông chia sẻ quá hot, dư luận truyền tay nhau đọc đến sờn cả sách/báo! (Hồi đó chỉ báo giấy thôi mà ).
Ông thuộc về nhóm hiếm hoi một vài nhà văn đầu tiên của miền Bắc được đi thăm Hoa Kỳ sau chiến tranh VN 1975. Ông là tác giả của nhiều tác phẩm văn học rất được yêu thích, nhiều tác phẩm của ông được dụng thành những bộ phim rất nổi tiếng mà gần như ai cũng biết. (Vì tôn trọng nên ở đây G ko nêu tên ông)
Hồi đó việc đi nước ngoài nói chung đã là vô cùng phức tạp chứ chưa nói đến chuyện đi Mỹ vì thời đó VN vẫn còn bị cấm vận chưa hội nhập với thế giới bên ngoài, có chăng chỉ là giao lưu với một số quốc gia cùng hệ thống XHCN hoặc một số nước thân với hệ thống XHCN mà thôi.
Vì bản thân mình cũng sắp xuất cảnh nên những điều mà nhà văn chia sẻ về văn hóa s.au chuyến đi của ông tới Mỹ làm cho G đặc biệt quan tâm!
G nhớ rõ những ý của ông viết : người Mỹ ở cùng khu, là hàng xóm mà chả ai biết ai/ ko ai chào hỏi ai; hoặc là người Mỹ mời nhau đi ăn nhưng mỗi người lại tự trả tiền…v vHồi đó chúng ta lạc hậu quá, phần đông chúng ta còn chưa biết đến những khu chung cư như ngày nay nên ch.úng ta ko hình dung nổi tại sao hàng xóm với nhau mà ko biết mặt? ko chào hỏi?
Thế còn việc mời nhau đi ăn mà mỗi người lại tự trả tiền thì đó là sự nhầm lẫn vô cùng đáng tiếc của nhà văn – người (khi đó) có tầm ảnh hưởng rất lớn đến khá nhiều thế hệ VN, từ thanh niên trở lên.
Và khi sang nn rồi G mới nhận ra là…những người VN mới tiếp xúc/làm quen với văn hoắ Âu/Mỹ hay dễ nhầm, hoặc đúng hơn là lúng túng giữa việc “rủ” và “mời” trong giao tiếp của họ.
Khi một nhóm người ngồi cùng trong môt bàn ăn/bàn tiệc, thì dù là ở tiệm ăn/nhà hàng hay tại tư gia/ phục vụ tại nhà, chúng ta thường chỉ găp 02 trường hợp mà thôi:
1. Trường hợp thứ nhất khi chủ tiệc – cũng là người mời – đã set up sẵn các món lên theo trình tự. Đó là những tiệc mang tính chất trang trọng của người mời gửi tới thực khách. Các món được chuẩn bị từ trước. Chủ tiệc sẽ là người bắt đầu buổi tiệc từ việc yêu cầu phục vụ mở R.Vang, đưa các món lên theo thứ tự, quan sát xem những khách cuối cùng đã dùng hết món nào chưa để quyết định thời điểm lên món mới… v v và chủ tiệc thường là người tiễn khách sa.u khi tiệc kết thúc.Trường hợp này dễ nhận ra người mời tiệc vì những người phục vụ sẽ thường chỉ hỏi ý kiến chủ tiệc về cách thức phục vụ đồ uống/đồ ăn, thời điểm lên món ăn nào/đồ uống nào…v v… và tr.ước mặt mỗi thực khách thường sẽ có một tờ list menu các món ăn/đồ uống đi kèm được sắp xếp rất đẹp và thuận tiện để khách biết được sẽ dùng những món gì? tuần tự ntn?….Những khách được mời trực tiếp đã biết người mời là ai còn những người đươc mời đi cùng thì đến nơi quan sát là biết rõ luôn vậy.
2. Trường hợp thứ hai là khi một người mời một nhóm người đi ăn tiệm (chẳng hạn bạn bè mời nhau, hoặc một cặp đôi này mời một/một vài cặp đôi khác) và thực đơn ko được chuẩn bị trước. Lúc đến tiệm ăn/nhà hàng thì người mời sẽ hỏi những người được mời muốn dùng món gì? …v v
Khi đó người phục vụ sẽ thường gửi đến mỗi thực khách một quyển thực đơn để khách tự chọn món theo sở thích/nhu cầu cá nhân.Trường hợp này làm sao để xác định người nào sẽ là người mời?
Theo phép xã giao, nếu một người trong nhóm là người mời thì s.au khi những người cùng bàn đã chon được đồ ăn/đồ uống cho mình, họ sẽ ko trực tiếp đặt (order) món với người phục vụ mà sẽ nêu món đó với người chủ tiệc/người mời.
Bắt đầu từ món khai vị -người A chọn món Á, người B chọn món B’ ngươi C chọn món C’…s.au khi chọn xong họ sẽ báo cho người mời tiêc biết và người mời sẽ order món với người hầu bàn.Đến món thứ hai, thứ ba… cũng đều như thế!
Còn nếu họ rủ nhau đi ăn chung ai trả tiền nấy hoặc họ share tiền thì mỗi người sẽ cầm thực đơn và tự nêu món ăn/đồ uống mình muốn trực tiếp với người hầu bàn.Tại sao thế? Vì nguyên tắc là người phục vụ bàn sẽ tính bill/tính tiền từ người gọi món. Vậy nên ai order món gì người đó sẽ trả tiền món đó, dễ hiểu vậy thôi!
Cũng có thể tình cờ rủ nhau đi tiệm ăn và đến nơi một người nào đó muốn trả tiền cho bạn hoặc cho tất cả nhóm. Khi đó người muốn trả tiền sẽ chủ động báo với bạn : anh cần gọi món gì hãy cho tôi biết!
Khi họ đã nói như thế với bạn có nghĩa là họ muốn được trả tiền cho bữa ăn đó mặc dù ko mời trước. Lúc này, nếu đồng ý để họ trả tiền thì bạn ko nên tự order món với hầu bàn mà nên nêu món ăn mình muốn gọi với người có ý trả tiền cho bữa ăn của bạn; còn nếu bạn đã đồng ý để họ trả tiền nhưng lại tự order với hầu bàn thì người mời (đúng hơn là ng muốn trả tiền) sẽ hiểu là bạn ko đồng ý để họ trả, bạn muốn tự thanh toán tiền ăn – rất nhiều người Việt nhầm lẫn về điều này rồi thắc mắc là tại sao đã “mời” mình đi mà lúc tt lại để mình trả tiền? (Vì bạn tự gọi món thì phục vụ sẽctinhs bill của bạn và người mời nghĩ là bạn muốn trả tiền thôi!)
Trường hợp đến nơi mới có ng muốn trả tiền thì theo cách hiểu của Tây phương ko gọi là “mời” vì nó ko trang trọng mà chỉ hiểu đơn giản là có một người muốn trả tiền cho người khác.
Một điều nữa cần lưu ý là: trong mọi trường hợp thì người chủ tiệc/người mời bao giờ cũng ngồi phía bên trong, tùy cách bố trí bàn ăn mà họ thường ngồi ở chính giữa và nhìn ra ngoài – Tại sao? Để họ tiên order món nhất và cũng là ở thế chủ động khi tiếp khách.Ko bao giờ người mời tiêc lại quay lưng ra ngoài, đồng nghĩa với việc rất bất tiện khi gọi món với người phục vụ! Ko nhẽ người phục vụ lại đứng s.au lưng người chủ tiệc đề nhận order? Hay người mời mỗi lần muốn order món gì lại phải quay đầu ngoái cổ lại để giao tiếp với người hầu bàn?
Nhân đây cũng chia sẻ thêm để ace lưu ý là: tâm lý chung, bản năng gốc của mọi người là thích chọn vị trí ngồi ở bên trong (dựa vào phía tường hoặc gần sát tường) và nhìn ra ngoài : vừa thuận tiện được nhìn ngắm/quan sát được mọi thứ lại vừa cảm giác an tâm/an toàn bởi s.au lưng là bức tường che chắn. Tuy nhiên nếu đến làm khách ở bất cứ đâu thì theo khuôn phép ngoại giao chung ta cần chọn vị trí ngươc lại – nghĩa là ngồi đối diện với bức tường và/hoặc quay lưng ra ngoài, ra cửa. Vị trí ngồi nhìn ra cửa và/hoặc lưng dựa vào tường là vị trí của chủ nhà, chúng ta ko nên “chiếm dụng” vị trí đó!
Ở VN đôi khi chúng ta ko để ý lắm nhưng nếu làm việc với người nước ngoài, đặc biệt là người Âu/M.ỹ thì việc ch.úng ta ngồi sai vị trí là điều vô cùng khiếm nhã khiến họ có thể rất ko hài lòng! (Đôi khi họ sẽ yêu cầu bạn ngồi về đúng “vị trí” )
Thân nhiều.
Gianni Giang Hoang


